Ngày 1: lực lượng biên phòng nổi loạn, giao tranh ngay trong thủ đô Cuộc_nổi_loạn_của_lực_lượng_biên_phòng_Bangladesh

Súng phòng không 14,5 ADMG của Quân đội Bangladesh đặt tại đường Satmasji, gần đường 8A của Dhanmondi, chỉa vào Pilkhana ngày 25/22009.Biển cấm tại đường the Satmasji gần Trường Đại học ngày 25 tháng 2 năm 2009, theo hướng nhìn từ phía cuối hướng tây đường 27 Dhanmondi

Vào Thứ Tư 25 tháng 2 năm 2009, một số sĩ quan và binh sĩ thuộc lực lượng biên phòng Bangladesh đã nổi loạn, chĩa súng và bắt giữ một số sĩ quan cao cấp làm con tin và gây ra một cuộc chạm súng dữ dội ở thủ đô. Một khu thương xá cạnh đó cũng bị chiếm. Các đơn vị cảnh sát và quân đội đã được huy động đến để bao vây bộ chỉ huy của lực lượng biên phòng vốn đã nổi loạn vì bất mãn do số tiền lương thấp kém.[8]

Tiếp theo nhiều giờ nổ súng và hỗn loạn trong thành phố, thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina, đã gặp đại diện thành phần nổi loạn tại nhà của bà và đưa ra đề nghị ân xá chung. Một đại diện của phía nổi dậy đã nói với Thủ tướng Hasina rằng họ sẽ buông súng và trở về doanh trại của mình tiếp theo lời hứa của bà.

Tuy nhiên, các tiếng súng nổ lác đác vẫn còn nghe thấy trong thành phố cho đến tối cùng ngày. Sự căng thẳng trong lực lượng biên phòng đã thấy từ nhiều tháng nay, nhưng bùng nổ thành bạo động sau khi các sĩ quan cao cấp bác bỏ lời yêu cầu được tăng lương, trợ cấp thực phẩm và có thêm ngày nghỉ.

Lực lượng nổi dậy đã nhanh chóng chiếm bộ chỉ huy Lực lượng biên phòng Bangladesh, nơi có khoảng từ 3000 đến 4000 lính biên phòng trấn đóng, và ở khu vực Pilkhana thuộc thủ đô Dacca, và nổ súng "bắn ngay cả các trực thăng bay trên doanh trại của họ."

Trong ngày đầu, có ba người thiệt mạng, kể cả một binh sĩ thuộc Lực lượng biên phòng và hai người qua đường, ngoài ra còn có 21 người khác bị thương. Tư lệnh lực lượng biên phòng đã bị thương hay có thể thiệt mạng trong cuộc giao tranh nhưng không có sự xác nhận chính thức. Trước khi có sự can thiệp của thủ tướng, quân đội Bangladesh đã ra lệnh cho thành phần nổi loạn cố thủ bên trong bộ chỉ huy "phải đầu hàng và trở về doanh trại" và nói bất cứ quân nhân nào không chịu giao nạp võ khí sau lời thông báo này sẽ bị truy tố.

Tuy nhiên bà Hasina, người chỉ mới lên nắm quyền gần hai tháng, rõ ràng là muốn có một giải pháp nhanh chóng và êm đẹp cho cuộc đối đầu tiêu biểu cho sự bất mãn của nhiều người dân Bangladesh. Những bất mãn này bao gồm giá thực phẩm leo thang, nền kinh tế suy yếu và tình trạng lạm phát tràn lan trong giới cầm quyền. Dù không có vẻ đây là một cuộc đảo chính, một quân nhân tham dự vào cuộc nổi loạn cho đài truyền hình biết rằng họ sẽ không nhượng bộ và đã bắt giữ các sĩ quan chỉ huy làm con tin.

Đòi hỏi

Các binh sĩ biên phòng bất mãn vì mức lương thấp kém, trợ cấp thực phẩm và có thêm ngày nghỉ của họ bị cấp chỉ huy bác bỏ, bị sự chỉ huy từ các sĩ quan đưa từ bên quân đội chính quy sang và không được đưa đi tham dự lực lượng bảo vệ hòa bình Liên Hợp Quốc, vốn có cơ hội được trả thêm tiền phụ cấp. Họ đã đồng ý trong đêm cùng ngày là sẽ bằng lòng đầu hàng sau khi chính phủ hứa ân xá không truy tố cho mọi người tham gia cuộc nổi loạn và cứu xét các đòi hỏi là phải cải thiện đời sống của họ.[9] Tuy nhiên tiến trình giải giới sau đó đã gặp trở ngại và cuộc nổi loạn có vẻ lan sang các khu vực khác ngày hôm sau cho đến khi thủ tướng đưa ra một lời cảnh cáo nghiêm khắc, với sự hỗ trợ của chiến xa và xe bọc sắt rầm rộ di chuyển trên đường phố thủ đô.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_nổi_loạn_của_lực_lượng_biên_phòng_Bangladesh http://anspress.com/nid105115.html http://bdnews24.com/details.php?id=77322&cid=2 http://www.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/02/27/bangla... http://www.msnbc.msn.com/id/29381742/ http://www.prothom-alo.com/index.news.details.php?... http://www.prothom-alo.com/index.news.details.php?... http://www.prothom-alo.com/index.news.details.php?... http://www.prothom-alo.com/index.news.details.php?... http://www.prothom-alo.com/mcat.news.details.php?n... http://uk.reuters.com/article/latestCrisis/idUKSP4...